Dịch

Muốn là 1 người viết tốt? Trước hết hãy là 1 người đọc giỏi (p2)

Đây là phần 2 của phần 1: Muốn là 1 người viết tốt? Trước hết hãy là một người đọc giỏi (p1)

Đọc những thứ bạn không nghĩ mình mình sẽ đọc

“Đọc, đọc, đọc tất cả mọi thứ – rác rưởi, cổ điển, tốt hay tệ và xem họ đã làm thế nào. Cũng như một người thợ mộc học nghề từ những người thợ lành nghề. Đọc đi! Bạn sẽ đắm chìm ngay vào nó. Sau đó hãy cầm bút lên viết. Nếu nó ổn, bạn đã tìm được chân lý rồi đấy, còn nếu không, ném luôn ra ngoài cửa sổ đi.” – William Faulkner.

Thật dễ dàng để có thói quen lặp đi lặp lại một công việc nào đó – kể cả thói quen đọc của chúng ta. Một khi chúng ta đã chọn được một thể loại, một tác giả hay một đề tài yêu thích, rồi bạn sẽ chỉ đọc những cuốn sách liên quan đến những điều đó. Thiết đã từng  đấu tranh về việc tí chút hư cấu vào những cuốn sách vốn dĩ  non-fiction và các post trên blog mà tôi thường đọc. Mặc dù thích những câu chuyện thực tế nhưng tôi chưa bao giờ thích đọc về sinh học. Tất nhiên, khi tôi bắt đầu dành một ít thời gian cho những câu chuyện giả tưởng và những cuốn sách sinh học, tôi không chỉ nhận ra rằng chúng thật sự rất hay mà còn học được nhiều điều từ những cuốn sách này.

Đọc đúng là có ý nghĩa thật!

Đọc đúng là có ý nghĩa thật!

Nếu bạn đang rơi vào tình cảnh “sống mòn” của sự đọc giống như tôi, hãy 1 lần ép mình “nếm” thử những thể loại hoặc phong cách viết khác đi. Nhà chính trị XHCN Milada Horáková trong lá gửi con gái của tù nhân đã nhấn mạnh rằng việc đọc là vô cùng quan trọng và “đọc bất cứ thứ gì có giá trị”: “Có những khoảnh khắc trong đời cha đã đọc sách ngấu nghiến, và rồi thời gian làm việc không cho phép cha cầm một cuốn sách trên tay, buộc cha phải xa rời nền văn học chân chính. Đó thật là điều đáng tiếc.  Trong vài tháng trở lại đây, cha đã đọc rất nhiều, thậm chí cả những cuốn sách nhìn bề ngoài chẳng có gì cuốn hút cha nhưng một công việc lớn và quan trọng cần làm là: đọc bất cứ thứ gì có giá trị hoặc ít nhất là những thứ có vẻ như thế”.

 

Tham khảo ý kiến của bạn bèhoặc nhân viên nhà sách trong trường hợp bạn không biết bắt đầu từ đâu. Bạn cũng nên thử nhiều format khác nhau nếu muốn tìm kiếm những điều mới mẻ chẳng hạn như những bài báo dài, audiobook hay thơ ca. Nicholas Sparks đã từng viết rằng người viết đều nên đọc và ông cũng đã chỉ ra thói quen đọc sách hữu dụng như thế nào: “Thứ hai, bạn cần phải đọc và đọc thật nhiều. Tôi đã nói là THẬT NHIỀU chưa nhỉ? Tôi đã đọc xong  hơn trăm cuốn sách trong một năm khi tôi bắt đầu bước vào tuổi 15 và mọi cuốn sách đều dạy tôi chút gì đó. Tôi học được rằng một số tác giả có tài năng “phi thường” trong việc xây dựng những tình huống kịch tính (như “The Firm” của John Grisham). Tôi cũng đọc ra rằng những người khác khiến tôi vỡ òa trong sự ngạc nhiên (“The Shining” của Stephen King). Một số có khả  năng hô biến vô số câu chữ gói gọn vào chỉ trong một từ, những cuốn tiểu thuyết mạch lạc với tất cả các phần liên kết chặt chẽ từ đầu đến cuối khiến bạn không thể ngừng lật sang trang tiếp theo (“The Sum of  all Fears của Tom Clancy) trong khi các tác giả khác lại khiến tôi phải bật cười (Bloodsucking Fiends của Christopher Moore).  Tôi cũng học được rằng nhiều, rất nhiều tác giả đã thất bại khi nỗ lực làm những điều như thế (…)”.

Phương pháp này cũng bao gồm việc đọc những cuốn sách bạn đã từng đoc. Không thể kì vọng đây sẽ là một cách sử dụng thời gian hợp lý nhưng Vladimir Nabokov tác giả cuốn “Lectures on Literature” đã giải thích tại so điều này lại quan trong:  “Một người hiếu kỳ sẽ không bao giờ chỉ đọc sách mà sẽ đọc đi đọc lại cuốn sách đó. Một người đọc tốt, một người đọc năng động và sáng tạo là người đọsc ẽ đọc đi đọc lại một cuốn sách. Lý do chính là khi bạn đọc cuốn sách lần đầu tiên , đó là quá trình mắt chuyển động từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, trang trước đến trang sau. Hoạt động vật lý phức tạp này đồng thời với quá trình phân tích từ không gian và thời gian của câu chuyện, nằm giữa chúng ta và việc thưởng thức nghệ thuật.”

Đọc 1 lượt và ghi chú

Tôi tình cờ đọc được post dưới đấy được viết bởi Shane Parrish. Nó đã giải thích những mẹo nhỏ để thu lượm được nhiều điều vượt ra ngoài phạm vi cuốn sách bạn đọc. Nó đề cập đến sự cần thiết của việc ngắt nghỉ và tạo cho bản thân ấn tượng với thứ bạn vừa đọc.

“Trên chuyến bay đến Omaha, anh ta đọc. Anh ta ghi chú lại ngay trên trang sách đó , và bất cứ khi nào đọc hết một chương, anh ta lại lấy một tờ giấy trắng ra và viêết ài dòng tóm tắt lại những gì anh ta vừa đọc.  Anh ta xếp tất cả những tờ ghi chú đó vào một chiếc folder tài liệu. Đây là cách anh ta có thể học sâu hơn và cũng giúp anh ta có khả năng tóm tắt, tổng hợp trong tương lai”.

reading-is-cool1

Bằng cách này bạn sẽ tự kiểm tra được khả năng lĩnh hội của bản thân và để não xử lý thông tin trước khi đọc tiếp. Post tên cũng trích dẫn cả lời khuyên từ Daniel Coyle rằng chúng ta nên ghi nhớ những thông tin mình đã đọc được.

“Nghiên cứu cho thấy những người theo lý thuyết B (đọc 10 trang sách liền lúc, sau đó gập sách lại và viết 1 trang tóm tắt) nhớ được lượng thông tin ban đầu trong thời gian dài hơn những người theo lý thuyết A (đọc 10 trang sách trong 4 lần rồi cố nhớ hết chúng) đến 50%”.

Phản biện 

“Tìm một chủ đề bạn quan tâm và bạn thực lòng cảm thấy những người xung quanh cũng nên quan tâm. Viết về nó theo cách bạn thực sự là điều bạn quan tâm, không phải là một trò chơi ngôn từ, phải là một yếu tố thuyết phục và hấp dẫn nhất trong phong cách viết của bạn” – Kurt Vonnegut

Phải có lý do khiến mạng xã hội như Goodreaders và GetGlue (mạng xã hội dành cho người viết nhiều hơn, kiểu blog) tồn tại được. Chúng tôi yêu thích chia sẻ thú tiêu khiển của mình, thích đánh giá mọi việc theo cách riêng của mình, kể cả những điều chúng tôi đọc được. Đây là một điều hết sức thú vị. Nếu chẳng may bạn đọc được điều gì khiến bạn tức giận, buồn đau, tuyệt vọng hay gì cũng được – hãy dùng mạng xã hội (Goodreaders và GetGlue, không phải Facebook…). Hãy thử tìm thứ gì đáng để tâm tới. Nếu bạn muốn phản đối cơ sở lập luận của tác giả hay bác bỏ lĩ lẽ của họ, cứ làm đi. Việc này sẽ khiến bạn phải động não nhiều hơn vì bạn phải phân tích ý tưởng của họ và chính bạn trong quá trình viết lời hồi đáp.

Có vẻ đúng thật?

Có vẻ đúng thật?

(…)

Để đi từ suy nghĩ đến hành động, bước đầu tiên vô cùng quan trọng đó là: đặt bút xuống giấy. Dù bạn muốn review hay  tổng kết lại điều bạn vừa đọc, chia sẻ vài bài học mình thu lượm được hay chỉ đơn giản là khơi dậy những ý tưởng nó nhen lên trong bạn, việc luyện tập này sẽ cực kỳ bổ ích (…) Khi đọc và viết đi cùng nhau, bạn sẽ thấy nó liên quan nhiều hơn, xa hơn nữa là nhận ra khả năng sử dụng từ ngữ thông mình và lượm lặt vài tips cho công việc của chính mình.

 

Và như Paul Graham đã nói: “Viết lách không chỉ là giao tiếp với những ý tưởng mà khai sinh ra chúng”. Vì thế nên, tiếp tục đọc, tiếp tục viết, bạn sẽ thấy ý tưởng trong đầu bùng nổ.

Nguồn: lifehacker.com

 

Standard