Viết ngu xi

Trung Quốc – Chiến tranh và chuyện của gia đình tôi

Mấy ngày gần đây, phàm là người mang chút ít dòng máu Việt Nam không thể không quan tâm đến chuyện biển Đông, Trung Quốc, HD 981. Nhiều người bảo: Chiến tranh đến nơi rồi. Không ít báo lá cải, bắp cải,… giật title cũng rất hùng hồn: Việt Nam không còn đường lui nữa, abcxyz. Nhiều bạn trẻ phát cuồng vì yêu nước cũng tỏ thái độ rất đỗi anh hùng trên mạng xã hội: Phải đánh thôi…

Trời nóng lắm nên các bạn đừng nóng theo :<

Trời nóng lắm nên các bạn đừng nóng theo :<

Tôi, chắc không biết nhiều về quân sự, chính trị,… bằng (chứ chưa nói đến chuyện hơn) nhiều bạn trẻ uyên thâm trong lĩnh vực này, còn về truyền thông, cũng đã có ti tỉ chuyên gia bày tỏ quan điểm rất thuyết phục. Thế nên, một con tép như tôi sẽ bắt đầu note này bằng câu chuyện của gia đình mình.

Ông nội tôi mất trong kháng chiến chống Mỹ. Chuyện xảy ra cũng rất lâu rồi. Ông hi sinh, khi ba tôi mới 2 tuổi. Không còn gì, ông tôi chẳng để lại gì cho người vợ trẻ trừ 3 đứa con, đứa lớn nhất còn chưa kịp lên 10. Chỉ 1 tờ giấy báo tử đã thay đổi không biết bao nhiêu là thứ, không chỉ là sự tồn tại của 1 con người mà còn cả cuộc sống của nhiều nhiều người khác. Ở cái tuổi lên 2, tất nhiên, ba tôi không thể nhớ nổi mặt ba mình. 2 bác của tôi cũng vậy, không ai, trừ bà tôi nhớ được khuôn mặt ông, dáng hình ông. Một người lính hi sinh mà như bị gột ra khỏi trí óc của những người khác. Không ai còn nhớ ông tôi trông như thế nào, trừ bà. Nhiều năm sau đó, khi chiến tranh kết thúc, gia đình tôi có điều kiện hơn, ba tôi đã đi tìm mộ ông ở hầu khắp các nơi trong chiến trường miền Nam. Khỏi phải nói những chuyến đi như thế tiêu tốn bao nhiêu thời gian, tiền bạc. Những chuyến đi như thế, ba tôi thực hiện từ bao giờ, tôi chẳng nhớ, chỉ nhớ, khi tôi 5 tuổi, bắt đầu hình thành ý thức rõ rệt về những chuyện như vậy, thì ba tôi đã đi tìm ông nhiều năm rồi. Và đến tận bây giờ, tận ngày hôm nay, hành trình đi tìm hài cốt người ông, người lính của gia đình tôi vẫn chưa bao giờ kết thúc.

Bạn có thích chiến tranh không?

Bạn có thích chiến tranh không?

Trong ngần ấy năm, gia đình tôi vẫn đi tìm một người mà chính các thành viên trong gia đình cũng còn chẳng rõ đc điểm nhận dạng hay thông tin cơ bản,… Vài năm trước, khi tôi học lớp 5, bà tôi bị phát hiện mắc bệnh ung thư xương, chưa phải giai đoạn cuối nhưng cũng chẳng còn ở giai đoạn đầu. Tôi đã bắt đầu dành thời gian làm những việc như: ngồi im nhìn bà. Tôi bắt đầu sợ hãi, và hoảng loạn. Tôi sợ rằng khi người ta ra đi cũng là khi hình ảnh người đó hoàn toàn biến mất khỏi trí óc của những người xung quanh. Năm tôi học lớp 7, bà tôi mất. Tất nhiên là hình ảnh của bà không biến mất khỏi bộ nhớ của tôi nhưng bà đã chính thức mang hình ảnh của ông tôi biến mất khỏi thế giới này. Bàn thờ của ông tôi, trong suốt gần nửa thế kỉ qua, chưa từng có 1 bức di ảnh.

Tôi sinh ra và lớn lên trong thời bình, đó là may mắn của tôi. Chính vì vậy tôi chưa bao giờ thực sự hiểu chiến tranh hơn được những con số trong sách giáo khoa lịch sử, vài dòng trên internet, vài mẩu tin trên TV. Chiến tranh đối với tôi là một người ông ra đi không về, không hài cốt, không ảnh thờ. Tôi chẳng biết chiến tranh sẽ tàn khốc thế nào vì tôi chưa đi qua nó nhưng 1 tuổi thơ luôn khắc khoải 1 câu hỏi: Ông nội trông như thế nào? – câu hỏi mà bà tôi đã từ chối trả lời, ba tôi không trả lời được – đã đủ để dạy tôi 1 bài học lớn. Rằng chiến tranh rất không vui, rằng chiến tranh không phải là chuyện đùa. Nhưng hi sinh không phải là cái giá đắt nhất. Cái giá đắt nhất là những con người sẽ phải rời xa gia đình của họ, và khi điều không may xảy ra, gia đình vô tội kia phải cố xóa đi hình ảnh người ra đi trong mọi ngóc ngách của bộ nhớ để sống tiếp.

Đối với tôi mà nói, ông tôi là 1 anh hùng, bà tôi là 1 người phụ nữ tuyệt vời, người phụ nữ đã im lặng đến phút cuối để không phải khơi lên nỗi đau trong lòng còn cháu.

Ừ thì chúng ta đều yêu nước đấy, nhưng yêu nước có phải là xông ra chỗ có súng, có đạn không?

Keep Calm :3

Keep Calm :3

Trong cuộc chiến mà ông tôi hi sinh, chúng ta phải chấp nhận những sự hi sinh như thế vì chúng ta không có lựa chọn nào khác. Còn bây giờ, trước vấn đề Trung Quốc, chúng ta vẫn còn lựa chọn khác, vậy tại sao cứ phải đi theo con đường cũ đã đẫm quá nhiều máu?

Đoàn Quỳnh Anh

Standard

Leave a comment